↓Xuống cuối trang↓

BÀI TẬPDẠNG V: Một số dạng bài tập khác

Câu 1: Cho 10,8g kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng với 0,15 mol O2. Hòa tan chất rắn vào d2 HCl dư thu được 3,36l khí H2(đktc). M là
A. Ca B. Al C. Mg D. Ba

Câu 2: ∑ số hạt p,n,e của X là 60. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vậy X là
A. Cu B. Mg C. Zn D. Ca

Câu 3: Một nguyên tử có tổng số hạt là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vậy X là
A. Ca B. Mg C. Al D. Na

Câu 4: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn của X là 8. X, Y là
A. Al, Br B. Al, Cl C. Cl, Al D. Mg, Cl

Câu 5: Nguyên tố kim loại R chiếm 52,94% về khối lượng trong oxit cao nhất của nó. Nguyên tố đó là
A. Mg B. Na C. Al D. Ca

Câu 6: Cho 1,5g kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với oxi. 0,15 mol . Hòa tan chất rắn sau phản ứng vào HCl dư ta thấy bay ra 1,68l H2(đktc). M là
A. Mg B. Ca C. Al D. Ba

Câu 7: Nhiệt phân hoàn toàn 29,55g BaCO3 . Dẫn từ từ khí sinh ra qua 200ml dung dịch NaOH thu được dung dịch
A. Cô cạn dung dịch A ở điều kiện thích hợp để nước bay hơi hết thu được 16,7 g chất rắn. Tính nồng độ NaOH
A. 1,6M B. 2M C. 0,5M D. 1M

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 1,17 g hỗn hợp Zn và kim loại kiềm thổ X trong dung dịch HCl dư thu được 0,672l khí(đktc). Kim loại X là
A. Ca B. Ba C. Mg D. Sr

Câu 9: hòa tan 1,2g hỗn hợp Zn và kim loại X hóa trị II trong dung dịch axit HCl 10% vừa đủ thu được 0,672 l khí H2(đktc) và dung dịch B. Hãy cho biết tên kim loai X và khối lượng dung dịch HCl cần dùng là
A. Ca và 10,95g B. Mg và 21,9g C. Fe và 1,095g D. Ba và 2,19g

Câu 10: Hòa tan 1,8g muối sunfat của kim loại nhóm IIA vào nước rồi pha loãng cho đủ 50ml dung dịch. Để phản ứng hết dung dịch này cần 100ml dung dịch BaCl2 0,15M. Công thức phân tử X là
A. CaSO4 B. SrSO4 C. BeSO4 D. MgSO4

Câu 11: Hòa tan 27,4g Ba vào 100ml hỗn hợp HCl 1M và CuSO4 3M. Khối lượng kết tủa là
A. 33,1g B. 46,6g C. 12,8g D. 56,4 g

Câu 12: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Có 12,5 g hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 7,4 g hỗn hợp Z không có khí thoát ra. Khối lượng Al có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 2,7 B. 5,4 C. 10.8 D. đáp án khác

Câu 13: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau phản ứng lâý lá nhôm ra thì khối lượng dung dịch nhẹ đi 2,76g khối lượng Al đã phản ứng là
A. 1,08g B. 10,8g C. 0,54g D. 0,58g

Câu 14: (KA-2007) Thêm m(g) K vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml Al2(SO4)3 0,1M. Thu được kết tủa Y. Để lượng kết tủa thu được max thì giá trị m là
A. 1,59 B. 1,17 C. 1,71 D. 1.95

Câu 15: Trộn 3,24g bột Al với 8g Fe2O3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm được chất rắn
A. Khi cho A tác dụng với với dung dịch NaOH dư có bao nhiêu lít khí thoát ra(đktc)
A. 0,224 lít B. 0,672 lít C. 0,448 lít D. 0,896 lít

Câu 16: Trộn 0,81g bột Al với Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Sau một thời gian thu được hỗn hợp X rồi hoàn tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V(l) khi NO (đktc) giá trị của V là
A.0,224l B. 2,24l C. 0,672l D. 6,72l

Câu 17: Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dung dịch X gồm (NH4)2SO41,32% và CuSO4 2% và đun nóng, thu được khí Y, dung dịch Z, và m gam kết tủa T. Giá trị của m là
A. 32,3375. B. 52,7250. C. 33,3275. D. 52,7205. .

Câu 18: Hoà tan 2,15 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm X và 1 kim loại kiềm thổ Y vào H2O, thu được dung dịch Z và 0,448 lít khí H2 (đktc). Thêm H2SO4 dư vào dung dịch Z, thu được 2,33 gam kết tủa. Kim loại X và Y lần lượt là
A. Li, Ba. B. Na, Ba. C. K, Ba. D. Na, Ca.

Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X gồm K và Al tác dụng với nước dư, thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thì thu được 7,84 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của K trong X là
A. 83,87%. B. 16,13%. C. 41,94%. D. 58,06%.

Câu 20: Cho m gam Na vào dung dịch chứa 0,1 CuSO4 mol và 0,1 mol Al2(SO4)3 , thu được kết tủa X. Để thu được lượng kết tủa X lớn nhất thì giá trị của m là
A. 11,5. B. 23,0. C. 20,7. D. 18,4.

Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là
A. 49,25 gam. B. 39,40 gam. C. 19,70 gam. D. 78,80 gam.

Câu 22: (B-07): Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng nước dư thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 1,75V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện. Thành phần phần trăm khối lượng của Na trong X là
A. 39,87%. B. 29,87%. C. 49,87%. D. 77,31%.

Câu 23: Cho 3,8 g hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II, tác dụng với HCl dư cho 6,72l khí H2 (đktc). Xác định 2 kim loại
A. Mg, Ca B. Be, Mg C. Ca, Sr D. Sr, Ba

Câu 24: Hòa tan 14,2g một hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị hai thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 l khí duy nhất (00C, 1atm) Hai kim loại đó là
A. Mg, Ca B. Be, Mg C. Ca, Sr D. Sr, Ba

Câu 25: Cho 15,6g hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 17,92l khí (00C, 1atm). Thành phần phần trăm về khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp X là
A. 30% và 70% B. 69,23% và 30,77% C. 25% và 75% D. 40% và 60%

Câu 26: Nung hoàn toàn 20g quặng đôlômít thoát ra 5,6 l khí (ở 00C, 0,8 atm). Hàm lượng CaCO3.MgCO3 trong quặng là bao nhiêu:
A. 92% B. 75% C. 90% D. 80%

Câu 27: Đốt cháy hết mg hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn bằng oxi dư thu được (m+16)g oxit. Cũng mg hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí N2( sản phẩn khử duy nhất)(đktc) Giá trị của V là
A. 8,96 B. 4,48 C. 3,36 D. 2,24

Câu 28: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm và 2 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol khí H2. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa dung dịch Y là
A. 120ml B. 60ml C. 240ml D. 80ml

Câu 29: Hòa tan 1,62 g Al vào 500ml dung dịch AgNO3 0,12M và dung dịch Cu(NO3)2 0.16M được mg chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,78 B. 7,28 C. 10,32 D. 11,2

Câu 30: Hòa tan 4,8 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol AgNO3 và 0,1 mol Cu(NO3)2. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là
A.17,2 B. 28 C. 26 D. 21,6

Câu 31: Dung dịch X có chứa 5 loại ion Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1mol Cl-, 0,2mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là
A. 150ml B. 300ml C. 200ml D.250ml

Câu 32: Cho 8 gam Fe2(SO4)3 vào bình chứa 1 lít dung dịch NaOH a M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, tiếp tục thêm vào bình 13,68 gam Al2(SO4)3 thu được 1,56 gam kết tủa keo trắng. Giá trị của a là
A. 0,2 hoặc 0,2 B. 0,4 hoặc 0,1 C. 0,38 hoặc 0,18 D. 0,42 hoặc 0,18

Câu 33: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thóat ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,25V lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Ba trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87% B. 65,55% C. 73,23% D. 29,87%

Câu 34: Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan vào nước (dư) thu được 400 ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 (dư) qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 34,8 B. 18 C. 18,4 D. 26

BẢNG ĐÁP ÁN: DẠNG 5: Một số dạng bài tập khác

1C 2D 3C 4B 5C 6B 7A 8C 9B 10D 11D 12A 13A 14B 15B 16C 17A 18C 19C 20D 21C 22B 23B 24A 25B 26A 27B 28C 29C 30B 31A 32D 33B 34C
1 nhận xét:
Unknown nói...
21:44 13/1/21

I like pageTrả lời

Đăng nhận xét của bạn

Cùng Chuyên Mục
↑Lên đầu trang↑