↓Xuống cuối trang↓

BÀI TẬP: DẠNG IV: Bài tập về tính lưỡng tính của oxit và hidroxit nhôm

Câu 1: Cho 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M vào V ml dung dịch NaOH 0,1M. Thu được kết tủa nung tới khối lượng không đổi được 0,51g chất rắn. V là
A. 300ml B. 500ml C. 700ml D. A hoặc C

Câu 2: Cho V l dung dịch NaOH 1M vào 100ml dung dịch AlCl3 2M thu được 3,9 g kết tủa. tính giá trị của V
A. 150ml B. 400ml C. 150ml hoặc 400ml D. 150ml hoặc 750ml

Câu 3: Cho 200ml dung dịch Al2(SO4)3 1M vào 700ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Phản ứng kết thúc thu được kết tủa nung kết tủa tới khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. m là
A. 150g B. 20,4g C. 160,2g D. 139,8g

Câu 4: Cho 300ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với V l dung dịch NaOH 1 lượng kết tủa thu được là 15,6 g. Gía trị max của V là
A. 1l B. 0,6l C. 0,9l D. 1,2l

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại Al trong dung dịch kiềm dư thu được x lít khí H2. Cũng hòa tan m gam Al trong dung dịch HCl. Thì thể tích khí H2 thu được là y lít. Thể tích đo ở cùng điều kiện. So sánh x và y
A. x = y B. x = 2y C. x = y D. đáp án khác

Câu 6: Hòa tan a(g) hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl loãng dư thu được 1344 cm3khí(đktc). Nếu cũng cho a(g) hỗn hợp trên tác dụng với NaOH dư thì sau phản ứng còn lại 0.6g chất rắn. Thành phần % khối lượng Al là
A. 51,22% B. 57% C. 43% D. 56,5%\

Câu 7: Cho 400ml dung dịch Al(NO3)3 1,5M tác dụng với V(l) dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6g. Gía trị max của V là
A. 4,4l B. 2,2l C. 4,2l D. đáp án khác

Câu 8: Cho 16,7g hỗn hợp Al, Fe, Zn tác dụng với NaOH dư thấy thoát ra 5,04l khí (đktc) và một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần không tan hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư ( không có không khí ) thấy thoát ra 2,24 l (đktc). % khối lượng Al trong hỗn hợp là
A. 58,38% B. 24,25% C. 16,17% D. 8,08%

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 0,54g Al trong 0,5 l dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch
A. Thêm V(l) dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần nung kết tủa tới khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51g. V có giá trị là
A. 1.1 lít B. 0,8 lít C. 1,2 lít D. 1.5 lít

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 9g hỗn hợp bột gồm Mg và Al bằng H2SO4 loãng thu được khí X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào Y sao cho kết tủa đạt giá trị max thì dừng lại lọc kết tủa nung tới khối lượng không đổi thu được 16,2g chất rắn. Thể tích khí X thu được ở(đktc) là
A.10,08 lít B. 7,84 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít

Câu 11: Cho hỗn hợp Na, K và Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch Al(NO3)3thì số gam kết tủa lớn nhất thu được là
A. 7,8 gam. B. 15,6 gam. C. 46,8 gam. D. 3,9 gam

Câu 12: Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm K và Al tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 0,7 mol H2. Nếu cho 18,6 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì lượng muối thu được là
A. 68,30 gam. B. 63,80 gam. C. 43,45 gam. D. 44,35 gam.

Câu 13: Cho 20,1 gam hỗn hợp X chứa Al, Mg, Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu hoà tan hết 20,1 gam X bằng dung dịch HCl, thu được 15,68 lít H2 (đktc). Số gam Al2O3 trong 20,1 gam X là
A. 5,4. B. 9,6. C. 10,2. D. 5,1 .

Câu 14: Chia 23,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 51,6. B. 25,8. C. 40,0. D. 37,4.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 0,54g Al trong 0,5l dung dịch H2SO4 0.1M được dung dịch
A. Thêm V l dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51g. tính V
A. 0,8 lít B. 1,1 lít C. 1,2 lít D. 1,5 lít

Câu 16: Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7g AlCl3 cho đến khi thu được 11,7g kết tủa thì dừng lại thì đã dùng hết V l NaOH. Gía trị của V là
A. 0,45 hoặc 0,6 B. 0,6 hoặc 0,65 C. 0,65 hoặc 0,75 D. 0,45 hoặc 0,65

Câu 17: Hòa tan vừa hết mg Al vào dung dịch NaOH thì thu được dung dịch X và 3,36l khí H2(đktc). Rót từ từ dung dịch HCl 0,2M vào dung dịch X thì thu được 5,46g kết tủa. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,35M B. 0,35M hoặc 0,5M C. 0,35M hoặc 0,95M D. 0,35M hoặc 0,7M

Câu 18: Rót từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 150ml dung dịch AlCl3 0,04M đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất. Thể tích dung dịch Ba(OH)2 đã dùng tương ứng là
A. 45ml và 60 ml B. 45 ml và 90 ml C. 90 ml và 120 ml D. 60 ml và 90 ml

Câu 19: Cho mg Na tan hết trong 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M. Sau phản ứng thu được 0,78g kết tủa. Gía trị của m là
A. 0,69g B. 0,69g hoặc 3,45g C. 0,69 g hoặc 3,68g D. 0,69g hoặc 2,76g

Câu 20: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH tạo ra được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol của NaOH đã dùng là
A. 1,2M B. 2,8M C. 1,2 M và 4M D. 1,2M hoặc 2,8M

Câu 21: Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M . Nồng độ mol của dung dịch NaOH sau phản ứng là
A. 1M B. 2M C. 3M D. 4M

Câu 22: Trong một cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc 200 ml dung dịch NaOH a M, được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 2 B. 1,5 hoặc 3 C. 1 hoặc 1,5 D. 1,5 hoặc 7,5

Câu 23: Hoà tan a gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lit khí H2 (ở đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2(ở đktc). Giá trị của a là
A. 3,9 B. 7,8 C. 11,7 D. 15,6

Câu 24: Cho a mol AlCl3 vào 200 gam dung dịch NaOH 4% thu được 3,9g kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,05 B. 0,0125 C. 0,0625 D. 0,125

Câu 25: Cho 200ml dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch chứa a mol NaAlO2 được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,025 B. 0,05 C. 0,1 D. 0,125

Câu 26: Tính lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2
A. 1,4775g B. 2,995g C. 0,73875g D. 1,987g

Câu 27: Cho dung dịch chứa 16,8 gam NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 8 gam Fe2(SO4)3và 13,68 gam Al2(SO4)3, sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 500 ml dung dịch A và kết tủa. Nồng độ mol các chất trong dung dịch A là
A. [Na2SO4] = 0,12M, [NaAlO2] = 0,12M B. [NaOH] = 0,12M, [NaAlO2] = 0,36M C. [NaOH] = 0,6M], [NaAlO2] = 0,12M D. [Na2SO4] = 0,36M, [NaAlO2] = 0,12M

Câu 28: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl được dung dịch A và 13,44 lít H2(ở đktc). Thêm V lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch A thu được 31,2 gam kết tủa. Giá trị của V là ?
A. 2,4 B. 2,4 hoặc 4 C. 4 D. 1,2 hoặc 2

Câu 29: Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50 ml NaOH 3M được dung dịch X. Thêm V lít dung dịch HCl 2M vào dung dịch X thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,02 B. 0,24 C. 0,06 hoặc 0,12 D. 0,02 hoặc 0,24

Câu 30: Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm MgCl2 0,3M, AlCl3 0,45 M và HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Gía trị của V để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất lần lượt là
A. 1,25lít và 1,475lít B. 1,25lít và 14,75lít C. 12,5lít và 14,75lít D. 12,5lít và 1,475lít

Câu 31: Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,625M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,8 B. 15,6 C. 10,2 D. 3,9

Câu 32: Cho 200 ml dung dịch NaOH aM tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl3 0,2M được kết tủa, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 1,02 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của a là
A. 1,9 B. 0,15 C. 0,3 D. 0,2

Câu 33: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Gía trị lớn nhất của V là
A. 1,2 B. 1,8 C. 2,4 D. 2

Câu 34: Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,59 B. 1,17 C. 1,71 D. 1,95

Câu 35: Cho V lít dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được kết tủa. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổi thì được 1,02 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,2 và 1 B. 0,2 và 2 C. 0,3 và 4 D. 0,4 và 1

Câu 36: Khi cho 130 ml AlCl3 0,1M tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH, thì thu được 0,936 gam kết tủa. Nồng độ mol của NaOH là
A. 1,8M B. 1,8 M hoặc 2,4M C. 1,8 M hoặc 2M D. 2M

Câu 37: Một cốc thuỷ tinh chứa 200ml dung dịch AlCl3 0,2M. Cho từ từ vào cốc V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng kết tủa nhỏ nhất khi V biến thiên trong đoạn 200mlV280ml.
A. 1,56g B. 3,12g C. 2,6g D. 0,0g

Câu 38: Thêm 150 ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 xM, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,14 mol chất kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,6 B. 1,0 C. 0,8 D. 2

Câu 39: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được 7,8 gam kết tủa. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất dùng là
A. 0,6 lít B. 1,9 lít C. 1,4 lít D. 0,8 lít

Câu 40: Thêm NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Lượng kết tủa thu được lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là:
A. 0,04 mol và 0,05 mol B. 0,03 mol và 0,04 mol C. 0,01 mol và 0,02 mol D. 0,02 mol và 0,03 mol

Câu 41: Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch X. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch X được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi ta được 0,51 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2 B. 1,1 C. 1,5 D. 0,8

Câu 42: Cho m gam Kali vào 250ml dung dịch A chứa AlCl3 xM, sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí (ở đktc) và một lượng kết tủa. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,15 B. 0,12 C. 0,55 D. 0,6

Câu 43: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt X. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch X nhận thấy khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100 ml còn khi cho vào 200 ml hoặc 600 ml dung dịch HCl 1M thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 7,8 và 9,5 B. 15,6 và 19,5 C. 7,8 và 39 D. 15,6 và 27,7

Câu 44: Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng là:
A. 1,5M hoặc 3,5M B. 3M C. 1,5M D. 1,5M hoặc 3M

Câu 45: Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thuỷ tinh đựng 100ml dung dịch AlCl3nồng độ x mol/l, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 1M vào cốc, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,06 mol chất kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,75 B. 1 C. 0,5 D. 0,8

Câu 46: Cho m gam Na vào 200 gam dung dịch Al2(SO4)3 1,71%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,61 B. 1,38 hoặc 1,61 C. 0,69 hoặc 1,61 D. 1,38

Câu 47: Dung dịch A chứa m gam KOH và 40,2 gam KAlO2. Cho 500 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch A thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,4 hoặc 44,8 B. 12,6 C. 8 hoặc 22,4 D. 44,8

Câu 48: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 0,15M B. 0,12M C. 0,28M D. 0,19M

Câu 49: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,9 B. 0,45 C. 0,25 D. 0,6

Câu 50: Cho 120 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l lớn nhất của NaOH là?
A. 1,7M B. 1,9M C. 1,4M D. 1,5M

Câu 51: Một cốc thuỷ tinh chứa 200ml dung dịch AlCl3 0,2M. Cho từ từ vào cốc V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất khi V biến thiên trong đoạn 250mlV320ml.
A. 3,12g B. 3,72g C. 2,73g D. 8,51g

Câu 52: Hoà tan hoàn toàn 19,5 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được 500ml dung dịch trong suốt X. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đến khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì dừng lại nhận thấy thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100ml. Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch
A. [NaAlO2] = 0,2M; [NaOH] = 0,4M B. [NaAlO2] = 0,2M; [NaOH] = 0,2M C. [NaAlO2] = 0,4M; [NaOH] =0,2M D. [NaAlO2] = 0,2M

Câu 53: Cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M cần cho vào 500 ml dung dịch NaAlO20,1M để thu được 0,78 gam kết tủa
A. 10 B. 100 C. 15 D. 170

Câu 54: Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M vào dung dịch có chứa 58,14 gam Al2(SO4)3 thu được 23,4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 2,68 B. 6,25 C. 2,65 D. 2,25

Câu 55: Rót V ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M thu được kết tủa. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của V là
A. 150 B. 100 C. 250 D. 200

Câu 56: Cho V ml dung dịch NaOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)30,1M, sau các phản ứng kết thúc, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 0,51 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của V là
A. 500 B. 800 C. 300 D. 700

Câu 57: Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M sau các phản ứng kết thúc, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 1,02 gam chất rắn. Thể tích dung dịch NaOH lớn nhất đã dùng là
A. 2 lít B. 0,2 lít C. 1 lít D. 0,4 lít

Câu 58: Thêm dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol NaOH và 0,1 mol NaAlO2thu được 0,08 mol chất kết tủa. Số mol HCl đã thêm vào là
A. 0,16 mol B. 0,18 hoặc 0,26 mol C. 0,08 hoặc 0,16 mol D. 0,26 mol

Câu 59: Cho 250ml dung dịch NaOH 2M vào 250ml dung dịch AlCl3 xM, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của x là.
A. 1,2 B. 0,3 C. 0,6 D. 1,8

Câu 60: Trong 1 cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Rót vào cốc 100 ml dung dịch NaOH, thu được một kết tủa, đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thu được 1,53 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 0,9M B. 0,9M hoặc 1,3M C. 0,5M hoặc 0,9M D. 1,3M

Câu 61: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch Ba(OH)2 0,25M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 2,4 B. 1,2 C. 2 D. 1,8

Câu 62: Thêm dần dần Vml dung dịch Ba(OH)2 vào 150ml dung dịch gồm MgSO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,15M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m.
A. 22,11 B. 5,19 C. 2,89 D. 24,41

Câu 63: Thêm m gam Na vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 2,3 B. 0,46 C. 0,23 D. 0,69

Câu 64: Hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 1,8:10,2. Cho A tan hết trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch B và 0,672 lít khí (ở đktc). Cho B tác dụng với 200ml dung dịch HCl thu được kết tủa D, nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 3,57 gam chất rắn. Tính nồng độ mol lớn nhất của dung dịch HCl đã dùng.
A. 0,75M B. 0,35M C. 0,55M D. 0,25M

Câu 65: Cho dung dịch A chứa 0,05 mol NaAlO2 và 0,1 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl 2M lớn nhất cần cho vào dung dịch A để thu được 1,56 gam kết tủa là
A. 0,06 lít B. 0,18 lít C. 0,12 lít D. 0,08 lít

Câu 66: Khi cho V ml hay 3V ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 400 ml dung dịch AlCl3xM ta đều cùng thu được một lượng chất kết tủa có khối lượng là 7,8 gam. Giá trị của x là.
A. 0,75 B. 0,625 C. 0,25 D. 0,75 hoặc 0,25

Câu 67: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp K2O, Al2O3 vào nước được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất. Cho từ từ 275ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch A thấy tạo ra 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 29,4 B. 49 C. 14,7 D. 24,5 



BẢNG ĐÁP ÁN: DẠNG 4: Bài tập về tính lướng tính của oxit, hidroxit nhôm


1D 2D 3A 4A 5A 6A 7A 8D 9A 10A 11B 12A 13D 14C 15B 16D 17C 18A 19B 20D 21A 22D 23D 24C 25D 26A 27D 28B 29C 30D 31B 32A 33D 34B 35A 36B 37A 38A 39C 40A 41B 42D 43C 44A 45B 46C 47D 48A 49B 50B 51C 52C 53A 54C 55C 56D 57C 58B 59C 60B 61C 62B 63D 64C 65C 66B 67D 
0 nhận xét:

Đăng nhận xét của bạn

Cùng Chuyên Mục
↑Lên đầu trang↑